Thực phẩm nếu muốn sử dụng được lâu cần được bảo quản trong nhiệt độ phù hợp. Cấp đông thực phẩm là một trong số những phương pháp bảo quản hữu hiệu mà chúng ta vẫn thường sử dụng. Nếu bảo quản một vài kg thực phẩm trong tủ đông là điều đơn giản. Vậy muốn cấp đông hàng tấn thực phẩm, giải pháp nào chi người tiêu dùng?
Hiện nay, kho đông được ứng dụng rất rộng rãi trên thị trường. Nó hoàn toàn đáp ứng được các nhu cầu bảo quản thực phẩm khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn đọc về đặc điểm, công dụng của kho lạnh cấp đông.
Những lý do khiến người tiêu dùng lựa chọn kho lạnh cấp đông
Kho đông được những nhà kinh doanh thực phẩm lựa chọn. Nó được coi như là giải pháp bảo quản hữu hiệu được ưa chuộng nhất hiện nay. Theo đánh giá của người tiêu dùng, một vài công dụng nổi bật của kho lạnh cấp đông chính là:
- Phù hợp để cấp đông bảo quản hàng tấn thực phẩm nhờ đặc điểm, thiết kế rộng rãi của nhà kho.
- Giúp các loại thực phẩm kéo dài được thời gian sử dụng hơn.
- Kho lạnh là một môi trường tốt nhất giúp thực phẩm tránh được các yếu tố gây hại từ môi trường thông thường
- Tạo điều kiện, tiết kiệm chi phí cho các doanh nghiệp sản xuất, phân phối thực phẩm.
- Kích cỡ kho đa dạng, thích hợp với các nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng.
- Giá cả không quá cao, phù hợp với các doanh nghiệp vừa và lớn…
Sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật so với các loại thiết bị cấp đông thông thường, kho lạnh nhanh chóng chiếm được cảm tình của người tiêu dùng. Hiện nay, kho lạnh không chỉ được ưa chuộng tại các nước phát triển. Tại Việt Nam, hầu hết các doanh nghiệp lớn đều cân nhắc đầu tư kho bảo quản đông lạnh.
Bảo quản thực phẩm đúng cách trong kho đông lạnh
1. Thịt đỏ
Thịt đỏ như thịt trâu, thịt lợn, thịt ngựa,…vẫn luôn là thức ăn hàng ngày được người tiêu dùng lựa chọn. Vì thế, cấp đông các loại thịt để phục vụ nhu cầu của người dân là thực sự cần thiết. Các loại thịt đỏ có thể cấp đông bảo quản và sử dụng trong vòng 1 năm.
Để phục vụ thị trường, các loại thịt cần được rửa sạch, cắt thành các khúc với khối lượng nhất định. Sau đó đóng bao bì và bảo quản đông.
2. Hải sản
Hải sản cần bảo quản đông bởi trong nhiệt độ thường, nó dễ bị hỏng và có mùi tanh khó chịu. Hải sản bao gồm mực, cá, tôm,…cần làm sạch, sơ chế. Đối với cá cần cắt khúc, bỏ mang. Tôm cần làm sạch phần đầu, để nguyên con hoặc lột vỏ. Tương tự với các loại hải sản khác cần làm sạch và bỏ phần không chế biến được.
Sau đó, các loại hải sản nên được đóng túi hoặc đóng hộp và cấp đông để bảo quản trong vòng nhiều tháng.
3. Thực phẩm đóng gói
Thực phẩm đóng gói có thể là những loại thịt, hải sản, sơ chế hoặc chế biến thành các thực phẩm như giò chả, chả mực, xúc xích… Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần cấp đông với nhiệt độ thích hợp để bảo quản được lâu hơn.
Thực phẩm đóng gói không có chất bảo quản có thể sử dụng trong vòng 1 năm nếu được cấp đông. Chính vì thế, chúng ta cần lưu ý điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp.
4. Thịt gà
Cũng giống các loại thịt đỏ, thịt gà là thực phẩm được sử dụng hàng ngày. Thịt gà có thể cấp đông và sử dụng trong khoảng 9 tháng. Vì thế, các doanh nghiệp thường bảo quản thịt gà bằng cách làm sạch, bỏ riêng phần ruột, nội tạng gà. Sau đó, gà được để cả con hoặc chặt thành các miếng nhỏ, bảo quản trong kho đông đợi phân phối.
Trên đây là một vài lưu ý cũng như cách thức bảo quản thực phẩm trong kho lạnh cấp đông. Có thể thấy, kho lạnh sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật mà chúng ta cần sử dụng để có những trải nghiệm tuyệt nhất. Chắc hẳn, sự tiện lợi của kho đông lạnh sẽ không làm bạn thất vọng.